Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc
TS. Đỗ Ngọc Bích
Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng
như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước cộng sản Việt Nam, bênh vực
những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa – Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá
vì Việt NamThất dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc v.v.
Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc
chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 ‘ghét’ nhà
nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.
Trung quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến
tranh Việt Nam, ‘đánh bại’ người Mỹ và ‘lật đổ’ chính thể Việt Nam cộng hòa.
Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do
sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam,
đau xót uất hận khi thấy Việt Nam “mất đất”?
Song những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger
gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết
và lý tưởng thì có lẽ khác.
Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Cộng, chỉ
đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn.
Chuyện đáng bàn
Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980,
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc
chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc ‘hơi nhiều.’
Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần
trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được
khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).
Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của
họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà ‘mình nên nhớ’. Câu “yêu ai
yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” trong tình huống này có lẽ
đúng.
Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc
trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là “state-controlled
nationalism” (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật
vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ
quyền với Nhật Bản.
Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó
nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết “ngoại giao cấp cao” với Nhật Bản và
không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.
Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống
Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.
Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao
đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung
Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về
tính xác thực của nó.
Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ
không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ
nghĩa dân tộc chống Trung quốc hay bài Trung) của những năm 1980.
Câu hỏi đặt ra
Bản đồ hình ‘lưỡi bò’ được cho là bằng chứng về chiến lược
và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Có một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người dân thanh niên trí
thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà
nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính
hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi
hành từ 50 năm trở lại đây?”
Chúng ta quen nghe “Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,”
liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có
đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu
Vương?
Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời
Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố “Sông núi nước Nam,
Vua Nam ở,” thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam
cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô
Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà
chúng ta học có đúng là lịch sử không?
Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc
Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần),
hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng
Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?
Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ
sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin
trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?
Từ khi nào?
Một cuộc biểu tình của thanh niên trong nước đòi chủ quyền của
Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi
nào?
Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước
nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các
tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy
không?
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền
các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo
vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi
đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?
Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu
mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận,
và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh
trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông
vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ.
Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay
có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.
Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do
thỏa thuận cũng như do xâm lấn.
Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng
tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.
( Theo BBC)
Thưa
nữ tiến sĩ,
Tui là người không được học hành đến nơi đén chốn, chưa đi đông đi tây, chưa đọc nhiều sách sử, quốc nội và
quốc ngoại, chưa bao gìơ nghe nói người Việt Nam gốc Tàu. Có chăng trong
huyết quản của mình, trong trái tim mình, tiến sỹ có nguồn gốc Tàu thôi. Tự
xưng là con cháu người Tàu, chẳng ai không cho tiến sĩ làm chuyện đó; hà cớ chi
phải lôi cả mấy chục triệu dân con Lạc Cháu Hồng làm người Tàu, thưa tiến sĩ ?!
Các con vật sống hoang
dã trong tự nhiên còn biết dùng nước tự có để khoanh vùng lãnh địa,
quyết sống mái khi có kẻ ngoại xâm huống chi là con dân một nước đã từng
ba lần chiến thắng Nguyên -Mông, 3 lần đánh tan phát xít Nhật, thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ; và gần đây nhất, cả dân tộc đã một
lòng đánh tan quân xâm lược phương bắc - tháng 2-1979 !
Tiến sỹ ơi, từ đâu
tới vậy, & sẽ đi về đâu ?! Chim không có tổ, người chẳng có
tông ! Làm răng mà sống ?! Trộm nghe TS đi du học và sắp đến có
thể sẽ về nước để giảng dạy ? TS sẽ dạy cho con em chúng ta rằng Người Việt
có nguồn gốc là người Tàu ư , rằng Hoàng sa và Trường sa không phải của nước
Việt Nam mà do thấy có nhiều dầu mỏ, có vị trí chiến lược trên biển Đông
nên tự nhận bừa ư?!......
Mong TS chịu khó đọc
nhiều hơn để hiểu lịch sử, chứ đừng nên sáng tạo ra lịch sử!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Bạn có thể chèn hình ảnh vô khung comment mà không cần thẻ. Bạn chỉ cần coppy link của hình và dán vô rồi đăng lên là được (Lưu ý: Định dạng đuôi ảnh 'JPG','GIF','PNG','BMP')